top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Các vấn đề về vốn khi thành lập công ty

Thành lập doanh nghiệp mới tại TPHCM không chỉ là những thủ tục pháp lý, giấy tờ cần thiết mà còn là vốn và các hình thức về vốn. Đây là câu hỏi của rất nhiều người mà Hoàn Cầu đã nhận được trong thời gian gần đây. Vì vậy, bài viết này chúng tôi xin phép chia sẻ một số thông tin cần thiết về vốn khi thành lập công ty mới.


1. Vốn điều lệ đối với công ty cổ phần

vốn thành lập công ty
Góp vốn thành lập công ty mới tương đương với việc góp sức nuôi lớn một cây non.

Có thể bạn không biết, công ty cổ phần là loại hình công ty có nhiều rắc rối nhất về vấn đề vốn và sử dụng vốn. Bởi đây là công ty thực hiện việc phân chia phần vốn điều lệ thành các phần bằng nhau, được gọi chung là cổ phần và sử dụng việc bán cổ phần như một cách để kêu gọi đầu tư. Nếu quý khách hàng sở hữu cổ phần của công ty, đồng nghĩa với việc quý khách chính là cổ đông đang đóng góp vào vốn điều lệ của công ty.


Dựa vào số cổ phần sở hữu, với tỷ lệ đóng góp quý khách hàng sẽ được hưởng lợi nhuận trên mỗi năm tương ứng. Do đó phần vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được quy định rất chặt chẽ, gắt gao về số lượng cổ đông, số cổ phần cũng như số vốn điều lệ được đăng ký.


2. Thành lập công ty mới – Vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vốn điều lệ tương đương tổng giá trị tài sản do chủ doanh nghiệp – chủ sở hữu cam kết và ghi trong điều lệ công ty khi nộp cho đơn vị nhà nước để đăng ký giấy phép thành lập doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề vốn của công ty TNHH một thành viên được đánh giá là đơn giản, dễ giải quyết nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần kê khai thông tin đầy đủ, không cần tìm hiểu về việc phân chia, kê khai khác nhau như vấn đề vốn của thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần.


3. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

thành lập công ty mới tphcm
Cần có sự thỏa thuận, bàn bạc và phân chia về vốn với yếu tố trách nhiệm.

So với loại hình thành lập doanh nghiệp mới, Công ty TNHH một thành viên với công ty TNHH hai thành viên có sự khác biệt tương đối rõ rệt. Hình thức này gần giống với loại hình công ty cổ phần khi vốn điều lệ chính là tổng giá trị được đóng góp của các thành viên cam kết trong công ty. Tuy nhiên phần vốn không được gọi là cổ phần mà sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động được đăng ký ngay từ lúc đầu.


Vì vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là loại hình doanh nghiệp có mức độ phức tạp của vốn được đánh giá ở mức độ trung bình so với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

4. Vốn điều lệ có những ảnh hưởng gì?

Những ảnh hưởng này được thể hiện rõ ràng trong những trường hợp cụ thể như sau:

– Công ty xảy ra sự cố về kinh tế như phá sản, làm ăn thất bát, số tiền nợ nhiều hơn số vốn… lúc đó thành viên (cổ đông) thực hiện việc thanh toán nợ theo đúng nghĩa vụ tài chính theo phần vốn đã đóng góp lúc đăng ký.


– Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký với số vốn điều lệ cao sẽ có những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng. Nếu muốn vay với số vốn cao, các ngân hàng sẽ tiến hành xem xét vốn điều lệ của công ty.


– Một điều nữa, là với số vốn điều lệ lớn, khi doanh nghiệp ký hợp đồng có giá trị cao cũng thường được đối tác quan tâm tới vốn điều lệ để đánh giá quy mô doanh nghiệp.


– Về thuế môn bài, doanh nghiệp sẽ phải đóng hàng năm với mức đóng nhiều hay ít được căn cứ vào phần vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng kí trên giấy chứng nhận. Các mức đóng như sau:Bậc thuế môn bàiVốn đăng kýMức thuế cả nămBậc 1Trên 10 tỷ đồng3.000.000Bậc 2Từ 5 tỷ – dưới 10 tỷ đồng2.000.000Bậc 3Từ 2 tỷ – dưới 5 tỷ đồng1.500.000Bậc 4Dưới 2 tỷ đồng1.000.000


5. Trường hợp mua lại phần vốn góp

vốn thành lập công ty
Thành lập doanh nghiệp mới ở TPHCM hiện nay có quy trình làm việc rất đơn giản.

Pháp luật có quy định, trong trường hợp thành viên góp vốn nhưng trong vòng 15 ngày mà không đồng ý với các điều lệ, tổ chức công ty có thể rút lại phần vốn đã góp hoặc công ty có thể thỏa thuận mua lại phần vốn góp đó. Yêu cầu cả hai bên phải ban hành bằng văn bản và gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét.


Về phần vốn được rút ra, giá mua lại của các thành viên được tính theo giá thị trường tại thời điểm đó. Nếu quá hạn 15 ngày mà giữa công ty và thành viên cổ đông không thỏa thuận được, thì sẽ dựa trên nguyên tắc định giá đã được quy định cụ thể tại điều lệ công ty.


Nếu như quý khách hàng gặp khó khăn trong các công tác chuẩn bị thành lập công ty, có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp của Hoàn Cầu.


Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page