top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Chia Tách Doanh Nghiệp và Những Lưu Ý Khi Thực Hiện

Hiện trạng chia tách doanh nghiệp hay tổ chức lại doanh nghiệp hiện nay rất hay diễn ra. Vì các doanh nghiệp mất cân bằng trong việc quản lý vì quy mô hoạt động lớn. Cho nên các doanh nghiệp cần phải tái cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển. Một trong 2 hình thức mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn là chia hoặc tách doanh nghiệp.


Tuy nhiên, trình tự thủ tục chia, tách doanh nghiệp khá phức tạp không phải đơn vị, tổ chức nào cũng có thể thực hiện.


Do đó, qua bài viết này sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp về trình tự thủ tục thực hiện chia, tách doanh nghiệp và một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện. Cùng tìm hiểu ngay nhé.


Chia tách doanh nghiệp là gì?

Chia tách doanh nghiệp là gì?
Chia tách doanh nghiệp là gì?

Chia tách doanh nghiệp là hoạt động tổ chức/ phân chia lại doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng để hiểu rõ hơn về chia và tách doanh nghiệp chúng ta phân tích chi tiết.


Chia doanh nghiệp


Là chia doanh nghiệp ra để thành lập 2 hay nhiều công ty mới. Khi rơi vào một trong các trường hợp sau thì sẽ chia doanh nghiệp:

  • Trường hợp 1: Chia 1 phần vốn góp của các thành viên cùng với tài sản có giá trị tương ứng với phần vốn góp đó để chia cho công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia tương ứng với giá trị tài sản chuyển nhượng cho công ty mới.

  • Trường hợp 2: Chia toàn bộ cổ phần, vốn góp của 1 hay 1 số thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho công ty mới.

  • Trường hợp 3: Kết hợp cả 2 trường hợp trên.

Tách doanh nghiệp


Công ty có thể tách theo các phương thức sau:

  • Phương thức 1: Tách 1 phần vốn góp của các thành viên cùng với tài sản  có giá trị tương ứng với phần vốn góp đó để chia cho công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách tương ứng với giá trị tài sản chuyển nhượng cho công ty mới.

  • Phương thức 2: Tách toàn bộ cổ phần, vốn góp của 1 hay 1 số thành viên cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho công ty mới.

  • Phương thức 3: Kết hợp cả 2 phương thức trên.

Trình tự thủ tục chia tách doanh nghiệp mới nhất

Trình tự các bước thực hiện chia, tách doanh nghiệp bao gồm
Trình tự các bước thực hiện chia, tách doanh nghiệp bao gồm

Bước 1: Người chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia tách tổ chức cuộc họp thông qua nghị quyết về việc chia tách công ty.


Bước 2: Kể từ ngày thông qua nghị quyết về việc chia tách công ty (khoảng 15 ngày sau), công ty phải gửi bản nghị quyết đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động.


Bước 3: Chủ sở hữu công ty, thành viên hay cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ công ty, bổ nhiệm các chức danh như Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cho công ty mới. (Tham khảo: Dịch vụ thay đổi giám đốc công ty)


Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ chia tách doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

  • Điều lệ của công ty mới;

  • Danh sách thành viên, cổ đông thành lập công ty mới ( đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên);

  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty CP), Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

  • Nghị quyết chia, tách doanh nghiệp;

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị chia tách;

  • Bản sao các giấy tờ sau:

Nếu thành viên là cá nhân thì cần phải có CMND hoặc Hộ chiếu;

Nếu thành viên là tổ chức thì cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm một số giấy tờ chứng thực cá nhân khác.


Bước 5: Sau đó nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia tách đặt trụ sở.


Bước 6: Sau 3 ngày làm việc, công ty bị chia tách sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới. Bên cạnh đó, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chấm dứt tình trạng hoạt động của công ty cũ trên Cổng thông tin quốc gia.


Bước 7: Công ty mới tiến hành khắc dấu mộc và thông báo mẫu dấu của mình lên Cổng thông tin quốc gia.

Những lưu ý cần biết khi thực hiện chia tách doanh nghiệp

Những điều cần lưu khi sau khi thực hiện chia, tách doanh nghiệp
Những điều cần lưu khi sau khi thực hiện chia, tách doanh nghiệp
  • Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty bị chia tách và công ty được chia tách phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản của công ty bị chia tách (trừ trường hợp công ty bị tách, hay công ty mới thành lập hoặc khách hàng, chủ nợ và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác).

  • Số lượng thành viên, cổ đông, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức chia tách hoặc chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia tách sang công ty mới tương ứng với các trường hợp luật định.

  • “Cơ quan đăng ký kinh doanh” sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong “Cơ sở dữ liệu quốc gia” về đăng ký doanh nghiệp khi cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” cho công ty mới.

  • Các giấy tờ hồ sơ chuẩn bị cho việc chia tách doanh nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo. Hồ sơ có thể sửa đổi, bổ sung phụ thuộc vào “Cơ quan đăng ký kinh doanh” có thẩm quyền.

Đó là những thông tin về chia, tách doanh nghiệp và những lưu ý khi thực hiện. Hy vọng qua nội dung này sẽ giúp những doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc chia, tách doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page