top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Tài khoản 711 – Thu nhập khác và hướng dẫn cách hạch toán

Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp được thu nhập khác nhau ngoài các hoạt động sản xuất và kinh doanh như thanh lý, nhượng bán, tiền phạt,… sẽ được tính và hạch toán cho tài khoản 711. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chúng bài viết dưới đây Hoàn Cầu sẽ đi giải đáp chi tiết, cụ thể cho bạn nhé!


Tài khoản 711 là gì?

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 711 được thể hiện như sau:

Khái niệm tài khoản 711
Tổng quan 711 là tài khoản gì?
  • Thu nhập nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hữu hình.

  • Chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản được chia từ BCC cao hơn so với mức chi phí đầu tư, xây dựng tài sản đồng kiểm soát.

  • Các khoản cần phải nộp khi bán hàng nhằm cung cấp dịch vụ nhưng sau đó lại được giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế GTGT, TTĐB, BVMT.

  • Thu tiền phạt do khách hàng bị vi phạm hợp đồng.

  • Thu các khoản nợ khó đòi để xử lý xóa sổ.

  • Thu các khoản nợ phải trả nhưng xác định được chủ nợ.

  • Các khoản tiền thưởng của khách hàng có liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ không tính trong doanh thu.

  • Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trao tặng cho doanh nghiệp.

  • Giá trị số hàng khuyến mãi không trả lại nhà sản xuất.

  • Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản đã nêu trên đây.

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào hình dung được tk 711 là gì. Phần nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một tài khoản thu nhập khác sẽ có kết cấu và những nội dung cần thiết nào nhé!


Kết cấu và nội dung cần có của tài khoản 711 – Thu nhập khác

Kết cấu tk711
Kết cấu và nội dung cần có của tài khoản 711 – Thu nhập khác

Bên nợ:


– Số thuế GTGT phải nộp đối với các khoản thu nhập khác mà doanh nghiệp nộp thuế GTGT sử dụng phương pháp trực tiếp.


– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong ký sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.


Bên có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.


=> Tài khoản 711 – Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ


>>> Thông tin hữu ích dành cho bạn: Quy mô doanh nghiệp và tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp


Hướng dẫn hạch toán thu nhập khác 711 cho một số nghiệp vụ cơ bản

Dưới đây là bảng hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 711 theo thông tư 200 nhằm phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

Cách hạch toán tài khoản 711
Hướng dẫn hạch toán thu nhập khác – TK 711 cho một số nghiệp vụ cơ bản

Kế toán thu nhập khác phát sinh từ các nghiệp vụ như nhượng bán, thanh lý TSCĐ


– Phản ánh thu nhập do thanh lý và nhượng bán TSCĐ:

  • Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng tiền thanh toán

  • Có TK 711: Tiền thanh lý, nhượng bán (chưa bao gồm VAT)

  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

– Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý hay nhượng bán TSCĐ:

  • Nợ TK 811: Chi phí phát sinh chưa bao gồm VAT

  • Nợ TK 133: Thuế GTGT cần phải nộp

  • Có TK 111, 112, 141, 331: Tổng giá tiền thanh toán

– Giảm giá thành của TSCĐ thanh lý, nhượng bán:

  • Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ

  • Nợ TK 81: Chi phí khác

  • Có TK 211:TSCĐ hữu hình

  • Có TK 213: TSCĐ vô hình

Kế toán thu nhập khác về sự chênh lệch do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản để đi góp vốn liên doanh, công ty liên kết, đầu tư dài hạn


– Hình thức góp vốn bằng vật tư hàng hóa:

  • Nợ TK 221, 222, 228: Đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác

  • Có TK 152, 153, 155, 156: Chỉ cho giá trị ghi sổ

  • Có TK 711: Sự chênh lệch đánh giá giá đánh lớn hơn so với ghi sổ vật tư, hàng hóa.

– Các khoản thu nhập khác bằng cách góp vốn TSCĐ:

  • Nợ TK 221, 222, 228: Chỉ cho giá đánh giá lại

  • Nợ TK 214: Chỉ cho giá trị hao mòn lũy kế

  • Có TK 211, 213: Giữ nguyên giá

  • Có TK 711: Thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị của TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ

Giao dịch bán và cho thuê TSCĐ là thuê tài chính


– Trường hợp giá bán cao hơn giá trị còn lại của tài sản cố định:

  • Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng giá trị thanh toán

  • Có TK 711: Giá trị còn lại của TSCĐ khi bán và thuê lại

  • Có TK 3387: Thể hiện sự chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ

  • Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Giảm tài sản cố định ta được:

  • Nợ TK 811: Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)

  • Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (nếu có)

  • Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).

– Trường hợp giá bán thấp hơn giá trị còn lại  của TSCĐ:

  • Nợ các TK 111, 112, 13: Tổng giá thanh toán

  • Có TK 711: Thu nhập khác

  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

  • Giảm tài sản cố định ta được:

  • Nợ TK 811: Tính bằng giá bán TSCĐ

  • Nợ TK 242: Giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ

  • Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (nếu có)

  • Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Giao dịch bán và cho thuê TSCĐ là thuê hoạt động


– Trường hợp giá bán được thỏa thuận ở mức hợp lý:


Dùng để phản ánh nhập bán tài sản cố định

  • Nợ các TK 111, 112, 131,…

  • Có TK 711

  • Có TK

Giảm tài sản cố định ta được:

  • Nợ TK 811: Chỉ cho giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại

  • Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (nếu có)

  • Có TK 211: Nguyên giá của tài sản cố định.

– Trường hợp giá bán được thỏa thuận ở thấp hơn mức hợp lý:

Phản ánh mức nhập bán TSCĐ

  • Nợ các TK 111, 112,…

  • Có TK 711

  • Có TK 3331

Giảm tài sản cố định như sau:

  • Nợ TK 811

  • Nợ TK 242

  • Nợ TK 214 (nếu có)

  • Có TK 211

– Trường hợp chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn so với giá trị hợp lý

  • Nợ TK 623, 627, 641, 642

  • Có TK 242

– Trường hợp giá bán và thuê lại cao hơn giá trị hợp lý:

Phản ánh thu nhập bán tài sản cố định

  • Nợ các TK 111, 112, 131,…

  • Có TK 711

  • Có TK 3387

  • Có TK 3331

Giảm tài sản cố định:

  • Nợ TK 811

  • Nợ TK 214

  • Có TK 211

Định kỳ phân bổ, chênh lệch  giữa giá bán cao hơn so với giá trị pháp lý của TSCĐ


Ta có:

  • Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

  • Có các TK 623, 627, 641, 642.

Hạch toán các khoản thu nhập khác về việc bảo hành công trình xây lắp và chi phí phát sinh thực tế


Ta có:

  • Nợ TK 352: Dự phòng phải trả

  • Có TK 711: Khoản chênh lệch

Chi phí phát sinh của các khoản tiền phạt


Ta có:

  • Nợ TK 111, 112,…

  • Có TK 711

Các khoản tiền được bên thứ 3 bồi thường


Ta có:

  • Nợ TK 111, 112,…

  • Có TK 711

Các khoản không xác định được chủ nợ


Ta có:

  • Nợ TK 331

  • Nợ TK 338

  • Có TK 711

Quà tài trợ, biếu, tặng

  • Nợ TK 152, 156, 211

  • Có TK 711

Hàng khuyến mãi chưa được sử dụng hết

  • Nợ TK 156

  • Có TK 711

Kết chuyển số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp


– Phản ánh thuế GTGT:

  • Nợ TK 711

  • Có TK 3331

– Kết chuyển Thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh

  • Nợ TK 711

  • Có TK 911

>>> Mời bạn xem thêm thông tin: Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện trở thành doanh nghiệp FDI

Trên đây Hoàn Cầu Office đã cung cấp cho bạn đọc cập nhật mới nhất về tài khoản 711. Trên thực tế, nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về này và các vấn đề khác, vui lòng liên hệ với văn phòng Hoàn Cầu qua hotline 0901 668835 để được hỗ trợ tận tình.

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page