top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất 2025

Nếu doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh khắc hoặc thêm ngành nghề kinh doanh mới vào Giấy phép kinh doanh thì phải tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Vậy thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được thực hiện như thế nào? Hoàn Cầu Office hướng dẫn chi tiết về vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.


MỤC LỤC



Ngành nghề kinh doanh là gì?

Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm ngành và nghề kinh doanh.

Tuy nhiên, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã quy định cụ thể về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và đi kèm với đó là Phụ lục liệt kê danh sách mã ngành nghề kinh doanh.


Văn phòng của Hoàn Cầu Office
Thông tin chung về bổ sung ngành nghề kinh doanh

Đồng thời, Luật Doanh nghiệp 2020 trong khoản 1 và khoản 2 của Điều 7 có quy định rằng doanh nghiệp có quyền:

  • Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề không bị luật cấm.

Tự quyết định về tổ chức kinh doanh và chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, có thể điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh theo mong muốn.

  • Do đó, doanh nghiệp có quyền tự do chọn lựa một trong những ngành nghề kinh doanh được liệt kê trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Khi có nhu cầu mở rộng hoặc phát triển, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.


Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi có nhu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung thông tin về ngành, nghề đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp dựa vào quy định tại khoản 1 của Điều 56 trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ thông báo về sự thay đổi ngành, nghề kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo về nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp (dựa theo mẫu Phụ lục II-1 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).

  • Nghị quyết, quyết định cùng với bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên), công ty hợp danh hay của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần). Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một thành viên, cần có nghị quyết hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty liên quan đến việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.


Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp muốn bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh khác vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục này được thực hiện tại Sở Kế hoạch & Đầu tư, sau khi hoàn tất thủ tục doanh nghiệp sẽ được cấp giấy xác nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục mà doanh nghiệp thực hiện khi có nhu cầu thay đổi hoặc rút bớt ngành nghề trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh của công ty. Thủ tục này cũng được thực hiện tại Sở Kế hoạch & Đầu tư. Sau khi hoàn thành thủ tục, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề có trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì
Thủ tục thay đổi, thêm ngành nghề kinh doanh được thực hiện như thế nào?

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm:

  • 01 Thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề của người đại diện pháp luật theo đúng quy định;

  • 01 Quyết định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

  • 01 Bản sao biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị;

  • 01 Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy Chứng nhận đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến việc thay đổi ngành nghề đầu tư;

  • 01 Giấy uỷ quyền (Trường hợp người đại diện cho Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị; hoặc một cá nhân hay tổ chức đại diện cho doanh nghiệp thực hiện).

Công ty Hoàn Cầu cung cấp dịch vụ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh uy tín và nhanh chóng tại TPHCM. Giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và vô cùng thuận tiện.

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Quy trình thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

Bước 1: Tra cứu danh mục ngành nghề kinh tế và chuẩn bị danh sách ngành nghề muốn thay đổi, bổ sung. Trước tiên, khách hàng sẽ cần xác định doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi ngành nghề theo hướng bổ sung hay rút bớt ngành nghề kinh doanh.

  • Trường hợp bổ sung ngành nghề: cần tra cứu và chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định bổ sung.

  • Trường hợp rút bớt ngành nghề: cần liệt kê ngành nghề cần rút trong đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Khách hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề với đầy đủ các tài liệu theo mẫu quy định.

Bước 3: Nộp hồ sơ:

Hồ sơ sau khi được chuẩn bị xong sẽ được nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của pháp luật trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Nếu hồ sơ nộp qua mạng hợp lệ, các chuyên viên sẽ liên hệ yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh để cấp giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

Bước 5: Doanh nghiệp nhận kết quả xác nhận bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Bước 6: Công bố nội dung thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh
Quy trình thủ tục thực hiện thay đổi ngành nghề kinh doanh

Lưu ý quan trọng khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Kiểm tra lại mã hóa nghề kinh doanh theo quy định mới

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành ngày 06/07/2018 đã có các thay đổi và loại bỏ một số ngành nghề. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan đến ngành nghề, cần phải tiến hành thủ tục mã hóa lại ngành nghề kinh doanh theo quyết định mới (trừ các doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/8/2018).

Dưới đây là biểu đồ mô tả, trong đó, màu đỏ thể hiện các ngành nghề kinh doanh đã bị xóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, còn màu xanh là những ngành nghề đã được thay đổi theo quyết định mới. Doanh nghiệp cần phải tìm mã ngành mới trong Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg đối với những ngành nghề bị xóa hoặc đã bị thay đổi.

Tất cả các ngành nghề đã được mã hóa lại sẽ được liệt kê trong một bảng và điền vào phiếu thông tin theo mẫu "Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp – Phụ lục II-5 TT số: 02/2019/TT-BKHĐT," nộp kèm với hồ sơ bổ sung ngành nghề (Mục II).

Khi nộp hồ sơ trực tuyến, bạn chỉ cần xóa đi các ngành nghề bị đánh dấu màu đỏ + xanh và nhập lại theo các ngành nghề đã được mã hóa.

điều kiện thêm ngành nghề kinh doanh
Các điều kiện thêm ngành nghề kinh doanh cần phải có

Bổ sung thông tin đăng ký theo thông tư mới

Hiện nay, theo thông tư mới có mã số 02/2019/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 11/3/2019, tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện bất kỳ thủ tục thay đổi nào đều cần phải cập nhật lại thông tin đăng ký thuế. Các thông tin này bao gồm thông tin chi tiết về kế toán trưởng và thông tin về phương pháp tính thuế của doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết về kế toán trưởng và phương pháp tính thuế được cập nhật theo mẫu "Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp – Phụ lục II-1 TT số 02/2019/TT-BKHĐT," được nộp kèm với hồ sơ bổ sung về ngành nghề (Mục II).

Khi nộp hồ sơ trực tuyến, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin kế toán trưởng vào trường "Người quản lý khác" và nhấn "Tạo mới". Đối với phương pháp tính thuế, bạn nhấn vào trường "Thông tin thuế," chọn phương pháp tính thuế mà doanh nghiệp đang áp dụng, sau đó nhấn "Lưu" để hoàn tất quá trình cập nhật thông tin.

Bổ sung các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Doanh nghiệp không được phép kinh doanh các ngành nghề bị cấm theo quy định của pháp luật

Kiểm mã hóa ngành nghề cần bổ sung

Liệt kê những ngành nghề cần bổ sung ra danh sách

Dưới đây là một số ngành nghề cần bổ sung ra danh sách:

Ngành nghề mới, ngành nghề đang phát triển: Là những ngành nghề mới xuất hiện, hoặc những ngành nghề đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Ví dụ:

  • Ngành công nghệ thông tin và truyền thông

  • Ngành năng lượng tái tạo

  • Ngành dịch vụ y tế

  • Ngành dịch vụ giáo dục

Ngành nghề có nhu cầu cao: Là những ngành nghề có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ cao trong xã hội. Ví dụ:

  • Ngành thực phẩm và đồ uống

  • Ngành bán lẻ

  • Ngành du lịch

  • Ngành vận tải

Ngành nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp: Là những ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu, mục tiêu kinh doanh của mình để lựa chọn những ngành nghề phù hợp.

Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện
Các nhóm ngành nghề kinh doanh bị cấm, có điều kiện

Thực hiện tra cứu mã hóa ngành nghề cần bổ sung

Để tra cứu mã hóa ngành nghề cần bổ sung, doanh nghiệp có thể tham khảo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Quyết định này quy định chi tiết về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm danh mục ngành, nghề kinh doanh và mã ngành nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể tra cứu mã ngành nghề theo hai cách:

  • Tra cứu theo tên ngành nghề

Doanh nghiệp truy cập vào website của Cục Thống kê Việt Nam, chọn mục "Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam". Sau đó, nhập tên ngành nghề cần tra cứu vào ô tìm kiếm. Kết quả tra cứu sẽ hiển thị danh sách các ngành nghề có tên tương ứng.

  • Tra cứu theo mã ngành nghề

Doanh nghiệp truy cập vào website của Cục Thống kê Việt Nam, chọn mục "Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam". Sau đó, nhập mã ngành nghề cần tra cứu vào ô tìm kiếm. Kết quả tra cứu sẽ hiển thị thông tin chi tiết về ngành nghề đó bao gồm tên ngành nghề, phân cấp ngành nghề, mã ngành nghề cấp 1, mã ngành nghề cấp 2, mã ngành nghề cấp 3.

Sau khi tra cứu được mã ngành nghề cần bổ sung, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục thay đổi và bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.


*** Doanh nghiệp đang cần: Dịch vụ báo cáo thuế tháng trọn gói - uy tín


Một số câu hỏi thường gặp khi bổ sung ngành nghề trong kinh doanh

1. Xem văn bản mã ngành nghề kinh doanh được áp dụng tại đâu?

Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia cung cấp hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp mới để có thông tin về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc các hạn chế trong kinh doanh mà doanh nghiệp cần nắm. Bạn có thể dễ dàng tra cứu các điều kiện cần thiết khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn và chọn mục "Ngành nghề đầu tư kinh doanh."

  • Bước 2: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh bạn quan tâm.

  • Bước 3: Tiếp tục chọn loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà bạn muốn biết thêm chi tiết.


2. Để thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần điều kiện gì?

  • Quy trình đăng ký bổ sung mã ngành nghề đòi hỏi tuân thủ Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Trong trường hợp ngành nghề không được liệt kê trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam, cần phải có quy định chi tiết tại văn bản khác.

  • Ngành nghề kinh doanh được đăng ký bổ sung không được thuộc nhóm 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.

  • Nếu ngành nghề đăng ký thuộc danh mục 277 mã ngành nghề kinh doanh với điều kiện, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện quy định cho ngành nghề đó.

  • Ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung không được trùng với ngành nghề đã đăng ký trước đó. Trong trường hợp muốn bổ sung chi tiết về ngành nghề, doanh nghiệp phải giảm mã ngành cũ trước khi thêm mã ngành nghề mới.

  • Khi doanh nghiệp thành lập mà chưa đăng ký số điện thoại/email/fax, khi thực hiện thủ tục thay đổi, thêm/giảm mã ngành nghề kinh doanh, cần phải cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ cho công ty.


3. Thay đổi ngành nghề kinh doanh mà không thông báo có bị phạt không?

Câu trả lời:

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại “Khoản 2 Điều 31” quy định: Trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày có thay đổi) người đại diện pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung trong “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Nếu thay đổi ngành nghề kinh doanh chậm/trễ sẽ bị xử phạt theo quy định tại “Điều 25 Nghị định 50/2016/NĐ-CP”.


4. Nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Câu trả lời: Nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh tại tỉnh/thành phố nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.


5. Có mấy cách nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh?

Để kiểm tra thông tin về mã ngành nghề kinh doanh, bạn có thể thực hiện theo một trong ba cách sau đây:

  • Cách 1: Trực tiếp tra cứu theo phụ lục được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

  • Cách 2: Tra cứu thủ công thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Cách 3: Sử dụng dịch vụ tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trực tuyến tại trang web tra cứu mã ngành nghề.


6. Quy định thời gian đăng ký thêm ngành nghề như thế nào?

Thời gian đăng ký thêm ngành nghề theo quy định là trong thời hạn 10 ngày. Nếu vượt quá thời hạn này sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể mức thời gian vượt quá có với quy định sẽ bị xử phạt.

Thời hạn

Mức phạt

Vượt quá 1 - 30 ngày

Bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 - 1.000.000 đồng.

Vượt quá 31 - 90 ngày

Bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.

Vượt quá 91 ngày trở lên

Bị phạt từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng.

7. Chi phí bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi thực hiện thủ tục thay đổi và bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn sẽ phải nộp các khoản phí như sau tại Hoàn Cầu Office:

  • Lệ phí nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh và cấp giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư: 200.000 đồng.

  • Lệ phí công bố thay đổi ngành nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia: 300.000 đồng.

  • Phí dịch vụ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Hoàn Cầu Office: 500.000 đồng.

Tổng chi phí trọn gói để thực hiện hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty sẽ là 1.000.000 đồng.


8. Có thể sử dụng dịch vụ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh không?

Có thể sử dụng dịch vụ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Dịch vụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.


Nếu doanh nghiệp quý khách cần làm thủ tục bổ sung, thêm ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mình đảm bảo thực hiện NHANH CHÓNG - HIỆU QUẢ - TIẾT KIỆM, chỉ cần gọi ngay cho Hoàn Cầu qua hotline: 0901.668.835.


Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page