top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên chuẩn bị gì?

MỤC LỤC



 

Làm thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên là điều cần thiết để chấm dứt hoạt động hợp pháp khi công ty TNHH 2 thành viên không phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của các thành viên. Tuy nhiên, quá trình giải thể công ty không đơn giản mà đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các bước chuẩn bị và thủ tục từ thành viên công ty và ban lãnh đạo.


Trường hợp nào công ty TNHH 2 thành viên phải giải thể?


Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có hai hình thức giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên: giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.


Giải thể tự nguyện: Đây là quyền của nhà đầu tư để rút lui khỏi thị trường kinh doanh. Có hai trường hợp chính trong giải thể tự nguyện:


●     Thời hạn hoạt động trong Điều lệ công ty kết thúc nhưng không có quyết định gia hạn.

●     Theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.


Giải thể bắt buộc: Đây là trường hợp công ty bị giải thể theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Có hai trường hợp chính trong giải thể bắt buộc:


● Khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

● Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

● Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.

● Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp.

●     Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế.

●     Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại Điểm C Khoản 1 Điều 209 của Luật Doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.

●     Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.


Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên


Trường hợp giải thể tự nguyện


Căn cứ Điều 208, Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 70, Điều 71 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thực hiện như sau:


Bước 1: Thông qua quyết định giải thể


Để có thể tiến hành giải thể giải thể công ty TNHH 2 thành viên, trước hết cần tổ chức họp Hội đồng thành viên để thông qua quyết định giải thể, tiếp đó soạn thảo văn bản quyết định giải thể. Nội dung chính của văn bản bao gồm:


●     Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

●     Lý do công ty giải thể.

●     Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của công ty.

●     Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

●     Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên.


Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể


Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, công ty phải gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Các văn bản gửi kèm theo thông báo gồm:


●     Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc giải thể công ty TNHH 2 thành viên.

●     Phương án giải quyết nợ (nếu có).


Bước 3: Thanh lý tài sản và xử lý nợ doanh nghiệp


Thứ tự thanh toán các khoản nợ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên lần lượt là:


●     (1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động.

●     (2) Nợ thuế.

●     (3) Các khoản nợ khác.


Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên, phần còn lại thuộc về các thành viên công ty chia theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp.


Bước 4: Hoàn thành nghĩa vụ thuế khi giải thể


Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC, Điều 16 Thông tư 105/2020/TT-BTC và Điều 38 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019: Doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi làm thủ tục giải thể tại phòng đăng ký kinh doanh.


Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số. Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế và các đơn vị trực thuộc của người nộp thuế về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.


Trong thời gian này, doanh nghiệp phải thực hiện nộp các hồ sơ liên quan và quyết toán các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.


Cơ quan thuế sẽ ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế trong vòng 3 ngày làm việc sau khi người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế đã hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản, theo quy định.


Bước 5: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp


Căn cứ theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020, được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, gửi hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.


Trường hợp giải thể bắt buộc


Căn cứ theo Điều 209 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 71 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên  trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án được thực hiện như sau:


Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp


●     Thông báo tình trạng công ty TNHH 2 thành viên trở lên đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

●     Thông báo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành.


Bước 2: Ra quyết định giải thể và thông báo, công khai việc giải thể


Trong 10 ngày sau khi nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, công ty TNHH 2 thành viên sẽ được triệu tập để ra quyết định giải thể.


Gửi nghị quyết hoặc quyết định giải thể, cùng với bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động trong công ty.


Niêm yết công khai các văn bản đã gửi tại trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.


Trường hợp được yêu cầu, nghị quyết hoặc quyết định giải thể công ty phải được đăng trên ít nhất một tờ báo in hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp.


Trong trường hợp công ty còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, cần gửi kèm theo nghị quyết hoặc quyết định giải thể một phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Thông báo này cần bao gồm tên và địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán, cũng như cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.


Bước 3: Thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có)


Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể, công ty TNHH 2 thành viên phải tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh (nếu có). Thủ tục này được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi mà chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh đó đặt.


Bước 4: Nộp và xử lý hồ sơ đăng ký giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên


Trong 5 ngày làm việc sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ, người đại diện của công ty gửi hồ sơ đăng ký giải thể theo quy định tới Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa chỉ trụ sở chính của công ty.


Phòng Đăng ký kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thể sẽ thông báo về việc đăng ký giải thể công ty TNHH 2 thành viên cho Cơ quan thuế.


Trong 2 ngày làm việc sau khi nhận được thông tin từ Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đến Phòng Đăng ký kinh doanh.


Bước 5: Nhận kết quả


Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo và không có phản đối bằng văn bản từ bên liên quan, hoặc trong vòng 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng giải thể của công ty TNHH 2 thành viên trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Họ cũng gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế và đồng thời đăng thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc thời hạn như đã nêu trên.

Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên

Hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên


Hồ sơ Thông báo giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên


Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ thông báo giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:


● Thông báo về việc giải thể theo Mẫu Phụ lục II-22 (có sẵn trong Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp) (bản chính).

● Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên về việc giải thể doanh nghiệp (bản chính).

● Biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

● Phương án giải quyết nợ (nếu có) (bản chính).


Hồ sơ Đăng ký giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên


Căn cứ theo Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:


●   Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp theo Mẫu Phụ lục II-22 (có sẵn trong Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) (bản chính).

●     Báo cáo thanh lý tài sản của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

●    Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, bao gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên (nếu có) (bản chính).

●     Văn bản ủy quyền cho người được đại diện theo ủy quyền (bản chính).

●     Giấy tờ pháp lý nhân thân của người được đại diện theo ủy quyền. (bản sao)


Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh


Trường hợp công ty TNHH 2 thành viên có chi nhánh, văn phòng đại diện thì cần phải chuẩn bị thêm một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:


●    Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo Mẫu Phụ lục II-20 (có sẵn trong Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) (bản chính).

●     Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên (bản chính).

●     Biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên (bản sao).


Trong trường hợp chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, chỉ cần chuẩn bị Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo Mẫu Phụ lục II-20 (có sẵn trong Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) (bản chính).

Hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên

Nguyên nhân dẫn đến công ty TNHH 2 thành viên giải thể


Giải thể theo quyết định của hội đồng thành viên


● Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài và không có vốn để tiếp tục hoạt động.

● Thiếu kinh nghiệm và năng lực của Ban Giám đốc gây suy thoái trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.

● Chiến lược kinh doanh không hiệu quả và không đáp ứng xu hướng thị trường, gây mất cơ hội phát triển.

● Thiếu nguồn vốn và tự chủ trong tìm kiếm thị trường, doanh nghiệp phải phụ thuộc vào đối tác khác để tồn tại.

● Không đạt được sự đồng thuận về hướng phát triển của công ty giữa các thành viên trong Hội đồng thành viên.

● Ảnh hưởng của kinh tế tổng cầu, thiên tai và dịch bệnh.


Bị buộc giải thể theo luật doanh nghiệp


●     Công ty vi phạm các quy định pháp luật về doanh nghiệp, thuế, lao động, môi trường hoặc các quy định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

●     Công ty không tuân thủ các điều khoản và quy định trong Điều lệ.

Nguyên nhân giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Nguyên nhân giải thể công ty TNHH 2 thành viên

Điều cần lưu ý sau khi tiến hành giải thể công ty TNHH 2 thành viên


Khi tiến hành trình tự thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:


Thứ nhất: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020, các hoạt động bị cấm sau khi có quyết định giải thể:


● Cất giấu, tẩu tán tài sản.

● Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.

● Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.

● Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản.

● Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.

● Huy động vốn dưới mọi hình thức.


Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm và tình chất, doanh nghiệp có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại, công ty phải bồi thường theo quy định của pháp luật.


Thứ hai: Chi nhánh của công ty đã chấm dứt hoạt động phải thực hiện các hợp đồng, thanh toán nợ, bao gồm cả nợ thuế và đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định pháp luật.


Thứ ba: Doanh nghiệp giải thể phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Cần gửi hồ sơ đến cơ quan thuế để đề nghị đóng mã số thuế. Trước khi đóng mã số thuế, cần kiểm tra tình trạng thuế như khoá mã số thuế, nợ thuế, chậm nộp tờ khai thuế và tiến hành bổ sung theo hướng dẫn của chi cục thuế.


Thứ tư: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và thanh toán hết các khoản nợ. Trong trường hợp mất khả năng thanh toán, công ty sẽ áp dụng quy định của Luật Phá sản 2014 để chấm dứt hoạt động.


Thứ năm: Các khoản nợ của công ty được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020:


● Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

● Nợ thuế.

● Các khoản nợ khác.


Điều này có nghĩa là công ty cần ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương và các quyền lợi khác của người lao động, sau đó là nợ thuế và cuối cùng là các khoản nợ khác. Việc thanh toán các khoản nợ phải tuân thủ quy định này để đảm bảo quyền lợi của người lao động và tuân thủ các nghĩa vụ thuế.


Thứ sáu: Hậu quả pháp lý khi công ty TNHH hai thành viên giải thể:


●    Chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019.

●     Chấm dứt sự tồn tại của công ty về mặt pháp lý và thực tế.

●     Bị xóa tên trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

●     Chấm dứt tư cách pháp nhân.


Các hậu quả này đồng nghĩa với việc công ty không còn tồn tại pháp lý, không thể tiếp tục hoạt động và không được công nhận là một thực thể pháp nhân sau khi giải thể.


Thứ bảy: Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể, và trong trường hợp không nhận được ý kiến hoặc phản đối về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc bên liên quan trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.


Thứ tám: Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể, nếu Phòng Đăng ký kinh doanh chưa chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, công ty cần gửi thông báo về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thông báo này phải đi kèm với nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể.

Lưu ý khi giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Lưu ý khi giải thể công ty TNHH 2 thành viên

Câu hỏi thường gặp


Thời gian giải thể công ty TNHH 2 thành viên thường bao lâu?


Thời gian trung bình cho thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên là từ 20 - 25 ngày, cụ thể:


●     Từ 5 - 7 ngày làm việc, nộp hồ sơ thông báo giải thể công ty cho Sở KH&ĐT.

●     Từ 7 - 10 ngày làm việc, hoàn thành thủ tục chốt nợ tại cơ quan thuế.

●     Từ 7 - 10 ngày làm việc, nộp hồ sơ giải thể và trả giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT.

●     Trên thực tế, căn cứ vào hồ sơ của từng doanh nghiệp mà thời gian hoàn thành thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên có thể kéo dài trên 30 ngày.

Tổng kết lại, thời gian giải thể công ty TNHH 2 thành viên thường kéo dài tùy thuộc vào tốc độ thực hiện và trường hợp cụ thể:

●     Giải thể khi không bị quyết toán thuế: Thời gian khoảng 2-3 tháng.

●     Giải thể khi bị quyết toán thuế: Thời gian khoảng 4-6 tháng.


Cá nhân có thể tự mình giải thể công ty TNHH 2 thành viên không?


Không thể. Quyết định giải thể công ty TNHH 2 thành viên chỉ được thông qua nếu được số phiếu đại diện từ 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp trở lên tán thành. Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định giải thể công ty TNHH 2 thành viên phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên.


Nộp hồ sơ giải thể ở đâu?


●     Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

●     Cơ quan quản lý thuế và Sở KH&ĐT.


Sau khi giải thể, tôi có thể thành lập doanh nghiệp mới không?


Xét theo Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ cần bạn không vi phạm bất kì điều khoản nào trong quá trình giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên, cá nhân, tổ chức vẫn có quyền thành lập doanh nghiệp mới

Câu hỏi thường gặp về giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Câu hỏi thường gặp về giải thể công ty TNHH 2 thành viên

Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên mà bạn cần chuẩn bị. Để đảm bảo quyền lợi và tránh các vấn đề pháp lý tiềm ẩn trong quá trình giải thể, chúng tôi khuyên bạn nên tìm sự hỗ trợ từ công ty tư vấn pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.


Với hơn 14 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, Hoàn Cầu Office cam kết đem đến sự tư vấn chuyên nghiệp và hỗ trợ toàn diện trong quá trình giải quyết thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page