top of page

Bài viết mới

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Nên làm gì trước “khẩu vị mới” của doanh nghiệp về dịch vụ văn phòng?

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khám phá 8 điều bí mật cần làm trước 8h sáng nếu muốn thành công

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Văn phòng ảo – xu thế tất yếu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ TP.HCM - Chỉ từ 600k/tháng

Tai-san-co-dinh-vo-hinh-0.jpg

Khách hàng khó chịu với Văn Phòng Ảo, tại sao?

Tỷ giá hối đoái là gì? Những điều cần biết về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái tuy là một trong những thuật ngữ phổ biến, được nhiều người quan tâm hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ràng, chính xác được tỷ giá hối đoái là gì hay các nội dung liên quan khác về tỷ giá hối đoái. Do đó, trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hoàn Cầu khám phá cụ thể về nội dung này!


Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái (các tên gọi khác: tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá FX hoặc tỷ giá Forex) là thuật ngữ được dùng để chỉ tỷ lệ trao đổi giá trị đồng tiền giữa hai nước. Hay nói một cách dễ hiểu, đây là số lượng đơn vị tiền tệ cần có để mua một đơn vị ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái là gì?

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, tỷ giá hối đoái chính là tỷ lệ giữa giá trị đồng tiền Việt Nam và đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được điều tiết bởi Nhà nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố.


Ví dụ: Lấy số liệu năm 2019


1USD = 23.180VNĐ (1USD có giá là 23.180VNĐ hoặc 23.180VNĐ sẽ đổi được 1USD). Trong đó:

  • Đồng tiền đứng trước được gọi là đồng tiền yết giá.

  • Đồng tiền đứng sau được gọi là đồng tiền định giá.

Lưu ý: Tỷ giá hối đoái ở đây là một giá cả đặc biệt, được dùng để chỉ giá trị của tiền tệ, không áp dụng cho mua hàng hóa.


Phân loại tỷ giá hối đoái

Trên thị trường hối đoái hiện nay có rất nhiều loại tỷ giá, tùy vào cách phân chia mà chúng ta sẽ có những loại tỷ giá hối đoái tương ứng khác nhau, cụ thể:


Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá


Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá cùng các thông tin từ khái niệm tỷ giá hối đoái là gì, chúng ta có 2 loại tỷ giá hối đoái sau:

  • Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá được hình thành từ quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái.

  • Tỷ giá chính thức: Là loại tỷ giá được xác định bởi ngân hàng trung ương của nước đó. Đây là cơ sở để các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng ấn định tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoán đổi, có kỳ hạn, giao ngay.

Phân loại tỷ giá hối đoái căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
Phân loại tỷ giá hối đoái căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán


Dựa trên căn cứ này, tỷ giá hối đoái được phân thành:

  • Tỷ giá giao ngay (SPOT): Đây là loại tỷ giá được niêm yết giá bởi tổ chức tín dụng tại thời điểm giao hoặc do 2 bên tự thỏa thuận với nhau, đảm bảo biểu độ được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước. Trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày cam kết mua hoặc bán, giữa các bên phải hoàn thành việc thanh toán.

  • Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá mà tổ chức tín dụng tự thực hiện tính toán và thỏa thuận với các bên tại thời điểm ký hợp đồng, trong đó đã đảm bảo được biểu độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ vào giá trị của tỷ giá


Gồm 2 loại:

  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền được tính theo giá trị hiện tại, không bao gồm các ảnh hưởng do lạm phát.

  • Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá trong một cặp tiền tệ có tính đến các tác động từ lạm phát, sức mua và tiêu thụ, phản ánh giá cả của các hàng hóa tiêu thụ trong nước và hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài. Đây là tỷ giá đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một nước.

Giá trị của tỷ giá là một trong các căn cứ được dùng để phân loại tỷ giá hối đoái
Giá trị của tỷ giá là một trong các căn cứ được dùng để phân loại tỷ giá hối đoái

Dựa trên phương thức chuyển đổi ngoại hối


Căn cứ vào phương thức chuyển đổi ngoại hối và khái niệm tỷ giá hối đoái là gì, tỷ giá được chia làm 2 loại:

  • Tỷ giá điện hối: Là loại tỷ giá được chuyển đổi ngoại hối bằng điện, thường được niêm yết ở ngân hàng. Đây chính là tỷ giá cơ sở được dùng để xác định các loại tỷ giá khác.

  • Tỷ giá thư hối: Là loại tỷ giá được chuyển đổi ngoại hối bằng thư. Tỷ giá thư hối thường thấp hơn tỷ giá điện hối.

Dựa vào thời điểm mua/bán ngoại hối


Được chia thành 2 loại sau:

  • Tỷ giá bán: Là tỷ giá ngân hàng bán ra ngoại hối.

  • Tỷ giá mua: Là tỷ giá ngân hàng mua vào ngoại hối.

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng


Tỷ giá hối đoái hiệu dụng còn được gọi là tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng hoặc tỷ giá danh nghĩa đa phương, có tên tiếng Anh là NEER – Nominal Effective Exchange Rate. Khi biết được tỷ giá hối đoái là gì, chúng ta sẽ hiểu NEER là tỷ giá được dùng để tính chỉ số trung bình của một đồng tiền nào đó so với các đồng tiền còn lại.


Tỷ giá hối đoái song phương


Còn được gọi là Bilateral Exchange Rate, tỷ giá hối đoái song phương được hiểu là giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền nước khác trong điều kiện không tính đến vấn đề lạm phát giữa hai nước.

  • Nếu NEER < 1: Đồng tiền đó đang lên giá (tức được giá).

  • Nếu NEER > 1: Đồng tiền đó mất giá (tức giảm giá).

Tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Tỷ giá hối đoái có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong số đó có thể kể đến như:


Lạm phát


Sự thay đổi của vấn đề lạm phát trong nước sẽ tác động lên hoạt động thương mại quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp lên cung cầu ngoại tệ. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.

Lạm phát là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Lạm phát là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Nếu tỷ lệ lạm phát của nội địa thấp hơn so với nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.


Thu nhập


Thu nhập của mỗi quốc gia cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá hối đoái. Trong đó:

  • Ảnh hưởng trực tiếp: Khi thu nhập của một quốc gia tăng lên, người dân sẽ có xu hướng dùng hàng nhập nhiều hơn, nhu cầu ngoại tệ theo đó cũng tăng lên, kéo theo tỷ giá hối đoái tăng.

  • Ảnh hưởng gián tiếp: Khi thu nhập cao, mức chi tiêu trong nước của người dân sẽ tăng lên, khiến tỷ lệ lạm phát cao, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.

Trao đổi thương mại


Trao đổi thương mại tạo ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở 2 khía cạnh chính sau:

  • Cân bằng thanh toán: Khi cán cân thanh toán quốc tế cao, giá trị đồng nội tệ sẽ giảm và đồng ngoại tệ sẽ tăng, dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.

  • Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi sản phẩm xuất khẩu có tốc độ tăng giá cao hơn sản phẩm nhập khẩu, tỷ lệ trao đổi thương mại sẽ tăng lên, giá trị đồng nội tệ theo đó cũng tăng, làm giảm tỷ giá hối đoái và ngược lại.

Lãi suất


Lãi suất là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư chứng khoán, qua đó tạo ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ giá hối đoái.

Lãi suất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Lãi suất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Khi lãi suất nội địa cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và giá trị nội tệ sẽ tăng.


Phương pháp được dùng để xác định tỷ giá hối đoái

Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái (Method of Determining Exchange Rate) là cách hình thành tỷ giá hối đoái mà mỗi quốc gia áp dụng ở từng thời kỳ phát triển.


Để xác định tỷ giá hối đoái, chúng ta có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ và phương pháp tiếp cận thị trường tài sản.


Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ


Ở phương pháp này, người ta dùng lý thuyết ngang bằng sức mua để thực hiện lý giải hối đoái dài hạn về tiền tệ theo cung và cầu.


Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của các nước bằng với tỷ lệ giữa các mức giá của chúng. Theo đó, mối quan hệ được xác định giữa tỷ giá hối đoái với lãi suất cũng như lạm phát ở cách tiếp cận này:

  • Nếu các điều kiện khác là như nhau, một gia tăng trong cung tiền tương đối của một nước sẽ kéo theo sự tăng lên của tỷ giá hối đoái dài hạn giữa đồng tiền của nước đó với nước khác theo cùng một tỷ lệ (giảm giá đồng nội tệ) và ngược lại.

  • Nếu các điều kiện khác là như nhau, một gia tăng trong thu nhập tương đối tại một nước khác sẽ làm tỷ giá hối đoái dài hạn tăng (giảm giá nội tệ).

  • Nếu các điều kiện khác là như nhau, một gia tăng trong lạm phát tương đối dự kiến của một nước sẽ làm tỷ giá hối đoái dài hạn tăng (giảm giá nội tệ).


Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của các nước và tỷ lệ giữa các mức giá của chúng là bằng nhau
Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của các nước và tỷ lệ giữa các mức giá của chúng là bằng nhau

Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản


Với phương pháp tiếp cận thị trường tài sản, tỷ giá hối đoái được coi là giá cả tương đối của hai tài sản. Nguyên lý cơ bản được dùng để định giá một tài sản là dựa trên sức mua tương lai của tài sản để tính giá trị hiện tại của tài sản đó.


Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái được thực hiện dựa trên tác động của các yếu tố sau:

  • Các yếu tố rủi ro của tài sản.

  • Khả năng chuyển đổi của tài sản.

  • Tỷ suất lợi tức dự kiến: Lợi tức của khoản tiền gửi được mua, bán trên thị trường ngoại hối phụ thuộc vào mức lãi suất và các thay đổi dự kiến của tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái có vai trò gì đối với nền kinh tế?

Vậy, những tác động đối với nền kinh tế của tỷ giá hối đoái là gì? Trên thực tế, tỷ giá hối đoái có nhiều vai trò khác nhau đối với nền kinh tế một nước, nổi bật là:


Tạo ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu


Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá hàng xuất khẩu của một quốc gia theo đó sẽ giảm xuống, dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của hàng hóa được tăng lên. Nhờ vậy mà quốc gia này thu được nhiều ngoại tệ hơn, từ đó giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại.


Ảnh hưởng đến tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế


Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ làm giảm sức mua nội tệ. Lúc này, giá hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn, dễ dẫn đến lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ làm tăng sức mua nội tệ, hàng nhập khẩu theo đó sẽ rẻ hơn. Điều này sẽ giúp kiềm chế lạm phát, tuy nhiên lại dẫn đến việc phạm vi sản xuất bị giảm xuống, khiến nền kinh tế tăng trưởng thấp.

Việc tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ dễ dẫn đến lạm phát
Việc tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ dễ dẫn đến lạm phát

So sánh sức mua của đồng tiền


Tỷ giá hối đoái đóng vai trò là một phương tiện quan trọng trong việc tính toán, so sánh giá trị nội tệ với ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài cũng như năng suất lao động trong nước với quốc tế. Qua đó, các nước có thể tính toán được giao dịch ngoại thương như vay vốn, liên doanh hay các chính sách đối ngoại khác một cách hiệu quả. 


Như vậy, với bài viết trên, Hoàn Cầu đã giúp bạn tìm hiểu cụ thể về tỷ giá hối đoái là gì cũng như các nội dung liên quan khác cần biết như phân loại, yếu tố ảnh hưởng, phương pháp xác định và vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế. Hy vọng qua những thông tin này, bạn có được cái nhìn tổng quan về thị trường tiền tệ cũng như nền kinh tế hiện nay, từ đó xác định được hướng đầu tư đúng đắn cho các dự định của bản thân!


Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Gửi thông tin thành công

bottom of page